Khoa Quốc tế Pháp ngữ

http://www.ifi.vnu.edu.vn


Hội thảo quốc tế “An ninh nước và quản lý các lưu vực sông"

Hội thảo quốc tế “An ninh nước và quản lý các lưu vực sông” nằm trong chuỗi seminars DAAS 2020 (Diderot Advanced Academics Seminars) và ra mắt số đặc biệt về môi trường của Ấn phẩm khoa học Cộng đồng Pháp ngữ tại châu Á-Thái Bình Dương (FAP). Hội thảo do Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) tổ chức với sự đồng hành của Trung tâm Nghiên cứu Văn học Liên ngành (CIELAM, Đại học Aix-Marseille, CH Pháp) và Viện nghiên cứu Châu Phi -Trung Đông (IAMES, Việt Nam).

Backdrop 01

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Nước là tài nguyên quyết định sự sống và tồn tại của mọi dân tộc. Trong thế kỷ tới, vấn đề nước và an ninh nước sẽ trở thành vấn đề trung tâm với mọi quốc gia. Vấn đề an ninh nước liên quan đến hầu như mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, bao gồm: kinh tế (đặc biệt là nông, lâm, ngư nghiệp), an ninh quốc phòng, vấn đề chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ, vấn đề giao thông đường thủy và di dân, vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Vấn đề an ninh nước không thể giải quyết nếu không có cách tiếp cận tổng thể mang tính liên ngành dựa trên luật pháp quốc tế, chiến lược và chính sách quản lý, sự hình thành và bảo vệ các quy tắc luật pháp quốc tế cũng như các cam kết đa phương.

Bên cạnh đó, cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức dân chúng, tính năng động của các tổ chức xã hội, cam kết và trách nhiệm của các cường quốc, các định chế đa biên. Và không thể không nói đến vai trò của giáo dục, các tổ chức nghiên cứu. Việt Nam là một quốc gia với hệ thống sông ngòi dày đặc, có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Mặt khác, Việt Nam là một trong mười nước được dự báo sẽ chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Trong thời gian gần đây, những hoạt động kinh tế của các quốc gia láng giềng cũng như tranh chấp lãnh hải trên biển Đông đang đặt ra vấn đề phức tạp.

Trong bối cảnh đó, IFI kết hợp với một số cơ quan nghiên cứu của Việt Nam tổ chức hội thảo "An ninh nước" nhằm: đưa ra một bức tranh hiện thực, toàn diện và đáng tin cậy về vấn đề quan trọng bậc nhất này. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam xây dựng một chiến lược tổng thể nhằm bảo vệ nguồn nước bền vững, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ vì một tương lai tươi sáng của Việt Nam cũng như khu vực và thế giới.

Các chủ đề của hội thảo tập trung vào, nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:

• Nhận diện vấn đề an ninh nước trên thế giới và Việt Nam

• Nước và vấn đề an ninh phi truyền thống

• Phát triển kinh tế và an ninh nước

• Giao thông đường thủy và vấn đề di dân

• Biển đảo trong bức tranh địa chính trị toàn cầu

• Các công nghệ mới trong khai thác và bảo tồn nguồn nước

• Giáo dục và đào tạo với vấn đề an ninh nước

• Các thành tựu khoa học và công nghệ mới

• Tác động kinh tế- xã hội của các công trình thủy lợi lớn trong quá khứ và tương lai

  Đơn vị tổ chức:

Viện Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đơn vị đồng hành :  

• Trung tâm Nghiên cứu Văn học Liên ngành (CIELAM), Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp

• Viện Nghiên cứu Châu Phi-Trung Đông (IAMES)

Hội đồng Khoa học: 

1. Bà Corinne Flicker, Đại học Aix-Marseille

2. Ông Hoàng Văn Huân, Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam

3. Ông Lê Phước Minh, Viện trưởng IAMES

4. Ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI

5. Ông Nguyễn Hồng Thao, Đại sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban Luật pháp quốc tế tại Liên Hợp Quốc

6. Ông Nguyễn Văn Điệp, Cựu Viện trưởng Viện Cơ học

7. Ông Nguyễn Kim Đan, Giáo sư tại Pháp

8. Bà Tôn Thất Thanh Vân, Đại học Paris-Est Créteil

9. Ông Trần Dũng Tiến, Giảng viên Trường Đại học Thuỷ lợi

 

dangkyngay

CHƯƠNG TRÌNH (dự kiến)
Ngày 27 tháng 11 năm 2020
Tại Tầng 3, nhà G6, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

14h00-14h30

Đón tiếp đại biểu

14h30-14h35

Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

14h35-14h40

Phát biểu khai mạc, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI

14h40-14h50

Phát biểu tham luận của ông Nguyễn Hồng Thao, Đại sứ, Phó chủ tịch Ủy ban Luật pháp Quốc tế tại Liên Hợp Quốc

14h50-15h05

Phân biệt xã hội và tiếp cận nước sạch: một nghiên cứu điển hình từ tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Bà Lê Thị Vân Huệ, Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN

15h05-15h20

Tài nguyên và tính không bền vững của các tầng nước sông Sài Gòn: vấn đề then chốt của Thành phố Hồ Chí Minh cho năm 2050

Ông Marc Descloitres, Nhà nghiên cứu vật lý địa cầu tại Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), Giám đốc khoa học Phòng thí nghiệm quốc tế LECZ CARE tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUT)

15h20-15h35

Ước tính bằng phương pháp mô hình hóa tác động của các đập thủy điện mới đối với dòng chảy của nước và vật liệu nổi trên lưu vực sông Hồng

GS. Sylvain Ouillon, Trưởng khoa Nước - Môi trường - Hải dương học và TS. Nguyễn Quốc Sơn, Giảng viên khoa Nước - Môi trường - Hải dương học, Đại học Việt Pháp

15h35-15h55

Nghỉ giải lao

16h00-16h15

Thách thức và cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn nước, đặc biệt trong các Thành phố thông minh

Bà Marie-Christine Desmaret-Bastien, Đại học Lille (Pháp)

16h15-16h30

An ninh nước tại khu vực sông Nin, Congo

Bà Phạm Thị Kim Huế, Viện Nghiên cứu Trung Đông và châu Phi (IAMES), Việt Nam

16h30-16h45

 Ngập úng châu thổ sông Mekong, một quá trình không thể đảo ngược?

Ông Georges Vachaud, Giám đốc nghiên cứu danh dự - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), Cộng hòa Pháp

16h45-17h00

Thảo luận

17h00-17h15

Ra mắt số 5 và 6 của ấn phẩm khoa học “Cộng đồng Pháp ngữ tại châu Á – Thái Bình Dương” (FAP)

17h15

 Bế mạc

 

 

ĐƠN VỊ ĐỒNG TỔ CHỨC/ ĐỒNG HÀNH

ĐỐI TÁC TRUYỀN THÔNG

LIÊN HỆ

Bà Vũ Thị Mỹ Lệ
Trung tâm Tư vấn Xúc tiến và Chuyển giao Khoa học Công nghệ
Viện Quốc tế Pháp ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 602, tầng 6, nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0243 745 0173 – máy lẻ: 308; Di động: 0948178833
Email: myle310@vnu.edu.vn